Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Ung thư phổi - Căn bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh ung thư


Ung thư phổi là căn bệnh đã cướp đi sinh mạng của nữ cảnh sát Đậu Thị Huyền Trâm. Nó được xếp vào loại ung thư nguy hiểm nhất, tỉ lệ mắc bệnh cũng như tỉ lệ tử vong cao nhất. Nguy hiểm hơn, các yếu tố dẫn đến căn bệnh này ngày càng gia tăng trong xã hội.
Ảnh chụp 1 người bệnh - Ung thu phoi giai doan cuoi

Ung thư phổi được xếp vào loại ung thư nguy hiểm nhất, có tỉ lệ mắc và tử vong cao nhất
Bệnh ung thư phổi là gì?
Bệnh ung thư phổi là tình trạng xuất hiện một khối u ác tính tại phổi. Khối u này thường xuất hiện từ biểu mô phế quản nên người ta còn gọi ung thư phổi với một cái tên khác là ung thư phế quản. Hai tên gọi là không có gì khác biệt nhau.
Không giống như một khối u lành tính khác, khối u trong ung thư phổi xuất hiện rất đột ngột, phát triển rất nhanh và phá hủy cơ thể rất nghiêm trọng. Nó nghiêm trọng đến mức trong các bệnh lý của phổi thì ung thư phổi là bệnh lý đáng sợ nhất.

Bệnh ung thư phổi là tình trạng xuất hiện 1 khối u ác tính tại phổi
Và trong tất cả các bệnh lý ung thư thì ung thư phổi là bệnh lý nặng nhất, người bệnh có triệu chứng tiều tụy nhất và thời gian sống thêm ngắn nhất. Nó vẫn là một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những bệnh nhân ung thư.
Tại sao ung thư phổi lại nguy hiểm nhất?
Ung thư phổi là căn bệnh khó phát hiện ở giai đoạn đầu với các biểu hiện không rõ ràng, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về đường hô hấp khác.
Ung thư phổi ở giai đoạn sớm thường không có biểu hiện rõ ràng
Theo thống kê, ước tính mỗi năm có khoảng 20.000 người được phát hiện mắc mới ung thư phổi trong cả nước, trong đó tỷ lệ tử vong là 17.000 người.
Ung thư phổi chiếm khoảng 13% tổng số các ca loại ung thư, nhưng chiếm tới 28% tỷ lệ tử vong trong tổng số các trường hợp tử vong do ung thư. 
Điều khiến ung thư phổi trở thành nguy hiểm nhất là bởi nó có khả năng phát triển đáng kinh ngạc, trong đó thể ung thư phổi tế bào nhỏ có tốc độ phát triển nhanh gấp đôi ung thư phổi không tế bào nhỏ và nhanh chóng di căn đi xa.

Bệnh ung thư phổi thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, cùng với việc điều trị gặp khó khăn hơn các bệnh ung thư khác nên tiên lượng sống cho bệnh này khá thấp.
Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ: Tỷ lệ sống 5 năm cho giai đoạn 1A là 49% và 1B là 45%; Giai đoạn 2A là 30% và giai đoạn 2B là 31%; Giai đoạn 3A có tiên lượng là 14%, giai đoạn 3B chỉ còn 5%, thời gian sống trung bình khi điều trị là 13 tháng. Giai đoạn 4 (di căn): Tỷ lệ sống 5 năm ở giai đoạn này chỉ có 1%, thời gian sống trung bình khi điều trị là khoảng 8 tháng.

Ho, bị bệnh phổi phế quản kéo dài là một trong những biểu hiện của bệnh ung thư phổi
Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ: Tỷ lệ sống 5 năm chung cho cả hai giai đoạn của ung thư phổi tế bào nhỏ (giai đoạn hạn chế và giai đoạn mở rộng) chỉ khoảng 6%. Nếu không điều trị, thời gian sống trung bình là 2-4 tháng, và nếu điều trị có thể chỉ là 6 đến 12 tháng.
Chẩn đoán ung thư phổi thế nào?
Hầu hết các bệnh nhân ung thư phổi đi khám khi đã có những biểu hiện ho kéo dài, bị bệnh phổi phế quản kéo dài, ho ra máu, mệt mỏi không lý giải, sút cân trầm trọng, sốt liên miên, khó thở kéo dài, có hạch ở cổ, nách…
Lúc này, hầu hết bệnh đã ở giai đoạn muộn, không thể chỉ định phẫu thuật, thời gian sống sau khi phát hiện rất ngắn.
Do đó việc tầm soát bệnh, khám sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng. Chỉ cần 1 năm thực hiện chụp X-Quang tim phổi 1 lần, là đã có thể phát hiện ung thư phổi từ khi nó còn rất bé.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét